CÁCH TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN POINT)

CÁCH TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN POINT)
Đây là 2 CHỈ SỐ nhiều anh chị chủ đang không biết hoặc đang tính toán không chính xác, 2 CHỈ SỐ này liên quan đến nhau và đặc biệt khi tính sai CHI PHÍ KHẤU HAO sẽ tính sai ĐIỂM HÒA VỐN.
 Trước tiên Brian giới thiệu đến các bạn về ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN POINT) trước, sau đó chúng ta sẽ hiểu qua cách tính các CHỈ SỐ QUAN TRỌNG KHÁC để tính toán ra ĐIỂM HÒA VỐN chính xác.
– Điểm hòa vốn (Break-even Point) là MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN cho chúng ta khi kinh doanh quán phải đạt được trước khi nghĩ đến việc có LỢI NHUẬN & rất nhiều anh chị đang tính không chính xác CHỈ SỐ này.
– Điểm hòa vốn được hiểu là khi DOANH THU đạt điểm hòa vốn thì chúng ta đủ tiền trang trải mọi chi phí của quán, nghĩa là lúc này LỢI NHUẬN = 0 VND nhưng thực tế chúng ta sẽ thu lại được tiền từ CHI PHÍ KHẤU HAO.
 Để tính được Điểm Hòa Vốn các bạn cần hiểu rõ CHI PHÍ KHẤU HAO & LỢI NHUẬN GỘP & CHI PHÍ HÀNG BÁN (hay còn gọi là COST THÀNH PHẨM).
———————————-
 ???????????? ????????Í ????????Ấ???? ???????????? là Khoản chi phí được phân bổ cho 1 tài sản trong 1 thời gian nhất định đến khi giá trị tài sản bằng 0 hoặc không đáng kể.
????????????????ệ???? ????ì ????ẽ ????ả???? ???????? ????ế???? ????????ú???????? ???????? ????????ô???????? đư???? ???????????? ????????í ????????ấ???? ???????????? ????à???? ???????????????????? ????í???????? ????????á???? ????ợ???? ????????????ậ???? ???????????? ???????????????? ???????????????????? ????&?????
– Không tính toán được lợi nhuận thực tế.
– Mất hoặc hao mòn tài sản đã bỏ tiền đầu tư mà không biết.
– Không xác định lộ trình thu hồi VỐN & SINH LỜI từ hoạt động kinh doanh.
????Ệ ????Ụ???? ????Ặ???????? ????????Ấ????: chúng ta nghĩ quán đang kinh doanh tốt vì có tiền đút túi mỗi tháng nhưng thực tế sau khi hết hợp đồng thuê nhà tính toán lại vẫn chưa thu hồi đủ tiền đầu tư cho quán và không biết đến bao giờ mới có lợi nhuận.
 Vì vậy, chúng ta cần hiểu rất rõ CHỈ SỐ này để có thể tính toán lộ trình thu hồi vốn hợp lý hoặc đơn giản nhất là biết rõ chúng ta đang kinh doanh có lợi nhuận hay không.
 CÁCH TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO:
Thông thường trong kinh doanh F&B chúng ta chỉ đầu tư một số hạn mục sau:
????. ĐẦ???? ????Ư ????????Ô (décor tường, xây dựng thô, sàn, trần, mái…): là những khoản đầu tư sau khi chúng ta hết kinh doanh (trả mặt bằng) chúng ta không thu lại được hoặc thu lại không đáng kể (bán ve chai, xà bần…), khoản đầu tư này chúng ta sẽ tính KHẤU HAO THEO HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ/ MẶT BẰNG, khi đó phần tài sản này chắc chắn chúng ta sẽ mất sau khi hết hạn hợp đồng thuê.
Ví dụ: Quán đầu tư thô gồm có: tường, trần, mái, bộ khung betong, xây móng, sơn tường, décor trang trí vẽ tranh, bảng hiệu…. Tổng là 1.200.000.000 VND, hợp đồng thuê: 5 năm ~ 60 tháng,  chi phí khấu hao 1 tháng = 1.200.000.000 / 60 = 20.000.000 VND/ tháng. Sau 5 năm nếu chúng ta không ký tiếp được hợp đồng xem như mất 1.200.000.000 VND này vì vậy chí phí khấu hao tài sản thô này mỗi tháng sẽ là 20.000.000 VND
Trường hợp nếu là mặt bằng nhà, chúng ta có thể tự ước lượng bao nhiêu năm cho tài sản thô này có thể 5 năm hoặc 10 năm và các bạn đừng quên tính chi phí cơ hội cho mặt bằng nhà (nghĩa là nếu bạn không kinh doanh mà mặt bằng đó lấy cho thuê thì mỗi tháng sẽ được bao nhiêu tiền)
????. ????Á???? ????Ó???? ???????????????????? ????????????Ế???? ????Ị (tủ đông, tủ lạnh, tủ mát, máy lạnh, bếp gas, bếp từ, đèn, quạt, máy hút mùi, máy xay sinh tố, máy đong đường…) là khoản đầu tư sẽ tính KHẤU HAO THEO THỜI GIAN BẢO HÀNH, sau thời gian bảo hành, giá trị tài sản được khấu hao về 0, lúc này các bạn có thể tiếp tục sử dụng và sẽ phát sinh chi phí bảo trì hoặc sẽ thanh lý để thu về 1 khoản lợi nhuận và mua 1 thiết bị mới và tiếp tục tính khấu hao.
Ví dụ: Tủ mát bảo hành 24 tháng giá mua 8.000.000 VND  chí phí khấu hao tủ mát: 8.000.000/ 24 tháng = 333.000 VND/ tháng.
????. ???????????????????? ????????????Ế???? ????Ị ????Ò???? ????Ạ???? ???????????????????? ????????Á???? (bàn ghế, dụng cụ pha chế, bồn inox, xoong nồi, chén, bát, đồng phục…) là khoản đầu tư sẽ tính KHẤU HAO THEO VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM. Thời gian tồn tại của các vật dụng này trong quán sẽ do các bạn là người quy định.
Ví dụ: bạn có kế hoạch thay đổi bàn ghế sau 1 năm, thì chi phí khấu hao cho bàn ghế sẽ được chia cho 12 tháng hoặc ly tách bạn có kế hoạch 6 tháng đổi 1 lần thì bạn tính khấu hao chia cho 6 tháng. Và nếu tài sản đó bạn thanh lý được 30% giá trị mua ban đầu, bạn có thể cấn trừ lại khoản khấu hao để giảm thiểu chi phí khấu hao ban đầu cho vật dụng này để giảm bớt áp lực kinh doanh.
Ngoài ra, để tính chính xác chi phí khấu hao chúng ta cần tính CHI PHÍ CƠ HỘI cho số tiền chúng ta đầu tư vào quán (CHÔN VỐN), khoản tiền đó gồm có: chi phí tiền cọc mặt bằng & chi phí đầu tư cho toàn bộ quán.
Ví dụ: cọc nhà: 100.000.000 VND + chi phí đầu tư: 1.500.000.0000 VND  tổng đầu tư: 1.600.000.000 VND, với 1.600.000.000 VND này tính theo lãi suất ngân hàng ví dụ là 6%/ năm thì chúng ta sẽ mất đi chi phí cơ hội cho khoản tiền này là 1.600.000.000 * 6% = 96.000.000 VND/ 12 tháng  8.000.000 VND/ tháng.
Sau khi tính toán chi tiết các khoản chi phí trong quán, Brian chắc chắn bạn sẽ có 1 con số chính xác cho CHÍ PHÍ KHẤU HAO TỪNG THÁNG  Sẽ tính được CHI PHÍ KHẤU HAO TỪNG NGÀY (CPKH tháng Chia 30)
———————————-
 ???????????? ????????Í ????À???????? ????Á???? (???????????????? ????????À???????? ????????Ẩ????) là tất cả khoản chi liên quan đến nguyên vật liệu & bao bì để cấu thành nên 1 sản phẩm hoàn chỉnh.
Ví dụ: 1 ly trà sữa trân châu gồm có: trà, đường, bột sữa, sữa đặc/sữa tươi, đá viên, trân châu, ống hút, ly nhựa, túi đựng, muỗng nhựa – tất cả các khoản chi cho các nguyên vật liệu đó là 9.000 VND, các bạn dự kiến bán sản phẩm đó trên menu giá 30.000 VND  lúc này cost thành phẩm = 9.000/30.000 = 30%, nếu doanh thu 1 ngày của chúng ta 3.000.000 VND thì chi phí hàng bán sẽ là 30% *3.000.000 = 900.000 VND.
CHI PHÍ HÀNG BÁN là 1 biến số giao động vì trong menu chúng ta có nhiều món và cost thành phẩm của từng món là khác nhau, khi đó chúng ta sẽ tính toán được 1 chỉ số trung bình (%) trong 1 tháng hoặc 1 ngày. Ví dụ: doanh thu tháng là 90.000.000 VND, Chi phí nguyên vật liệu cho tháng là 25.000.000 VND  chi phí hàng bán = 25.000.000/ 90.000.000 = 27.77%.
 Các bạn cần nắm rõ chỉ số này, vì đây là chỉ số quan trọng giúp các bạn tính toán được ĐIỂM HÒA VỐN.
————————————
 LỢI NHUẬN GỘP = DOANH THU – GIÁ VỐN BÁN HÀNG
 Chúng ta có thể hiểu: LỢI NHUẬN GỘP sẽ bằng các khoản chi phí còn lại NGOẠI TRỪ chi phí hàng bán, gồm có:
– CHI PHÍ CỐ ĐỊNH: CP NHÀ, ĐIỆN, NƯỚC, INTERNET, NGOẠI GIAO, THUẾ… tất cả các khoản chi phí cố định sẽ được đưa vào mục này và được tính theo tháng/ theo ngày, đôi khi chi phí điện & nước có giao động theo từng tháng nhưng chênh lệch không đáng kể trừ khi bạn có chủ đích giảm thiểu để cắt giảm chi phí, với mục chi phi cố định này bạn sẽ dễ dàng tính ra chi phí cố định 1 ngày là bao nhiêu tiền.
– CHI PHÍ NHÂN CÔNG: LƯƠNG & THƯỞNG CỦA NHÂN VIÊN, CÁC CHI PHÍ PHÁT SINH CHO NHÂN VIÊN…đây là các khoản chi phí liên quan đến nhân công mà chủ yếu là lương & thưởng của nhân viên, mục này các bạn cũng có thể tính toán dễ dàng ra chi phí nhân công 1 ngày là bao nhiêu tiền.
– CHI PHÍ MARKETING: CHI PHÍ THIẾT KẾ, QUẢNG CÁO… đây là khoản chi phí liên quan đến quảng cáo thường sẽ bao gồm: chi phí thiết kế, in ấn, quảng cáo fanpage, thuê K.O.L, thuê agency… mục này thường chúng ta sẽ ước tính 1 khoản ngân sách trước trong tháng đó, dựa vào ngân sách đó chúng ta có thể chia ra trung bình trên ngày.
– CHI PHÍ KHẤU HAO: khoản chi phí được hướng dẫn ở đầu bài.
– CHI PHÍ KHÁC: CHI PHÍ BẢO TRÌ, ĐỔ VỠ PHÁT SINH, THẤT THOÁT…: đây là những khoản chi phí phát sinh trong tháng, khoản chi phí này thường không cố định vì vậy chúng ta có thể ước lượng 1 mức chi phí dự trù cho khoản này.
  Lưu Ý: Tất cả các khoản phát sinh, các bạn nên sắp xếp và đưa vào các mục chi phí này để tránh thất thoát và tính toán sai, sau khi các bạn đã hiểu rõ các hạn mục này, Brian chắc chắn các bạn sẽ không còn tâm lý không biết mình đang lời hay lỗ.
Ví dụ:
• CHI PHÍ CỐ ĐỊNH: 500k/ ngày
• CHI PHÍ NHÂN CÔNG: 500k/ ngày
• CHI PHÍ MARKETING: 200k/ ngày
• CHI PHÍ KHẤU HAO: 300k/ ngày
• CHI PHÍ KHÁC: 100k/ ngày
 Tổng chi phí: 1.600.000 VND/ ngày (nghĩa là Lợi Nhuận Gộp bằng số này thì huề vốn)
——————————————-
Điểm hòa vốn (Break-even Point) là MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN trong kinh doanh Quán, đạt được điểm này được xem như thành công 50%.
 Điểm hòa vốn được hiểu là mức doanh thu đạt được trong 1 tháng hoặc 1 ngày mà khi đó chúng ta có đủ tiền để trang trải mọi chi phí và thực tế chúng ta sẽ thu lại được tiền từ CHI PHÍ KHẤU HAO.
 Chúng ta có thể hiểu:
ĐIỂM HÒA VỐN = DOANH THU = CHI PHÍ HÀNG BÁN (COST THÀNH PHẨM) + LỢI NHUẬN GỘP = CHI PHÍ HÀNG BÁN (COST THÀNH PHẨM) + CHI PHÍ CỐ ĐỊNH + CHI PHÍ NHÂN CÔNG + CHI PHÍ MARKETING + CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN + CHI PHÍ KHÁC.
 Kết hợp 2 ví dụ ở trên: Chi phí hàng bán (cost thành phẩm) & lợi nhuận gộp Chúng ta có:
– Chi phí hàng bán thực tế là 27.77 %  Lợi Nhuận Gộp = 100% – 27.77% = 72.23%
– Tổng chi phí: 1.600.000 VND/ ngày (Lợi Nhuận Gộp bằng số này thì huề vốn) nghĩa là chi phí 1.600.000 VND/ngày ~ 72.23% doanh thu ngày.
 Điểm hòa vốn = 1.600.000 / 72.23% = ????.????????????.???????????? ????????????.
Với doanh thu hằng ngày là 2.215.000 thì chúng ta HUỀ VỐN  doanh thu tháng = 2.215.000 * 30 ngày = 66.450.000 VND.
Lưu ý: đây là ĐIỂM ĐẦU TIÊN chúng ta phải đạt được nếu các bạn muốn phát triển.
———————————————
Hi vọng bài chia sẻ của Brian về cách tính điểm hòa vốn & chi phí khấu hao sẽ giúp các bạn có bức tranh rõ hơn về tình hình kinh doanh.
Chúc các bạn luôn thành công trong công việc kinh doanh F&B.
Nguồn: Internet
Thích

 

Bình luận
Chia sẻ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.854.988