Mở quán cafe, hot đấy nhưng đừng ảo tưởng!

Một người bạn của tôi thường nói rằng, nhiều người mới kinh doanh thường chỉ nghĩ đến vị ngọt khi thành công nhưng lại ít khi nghĩ đến trái đắng lúc thất bại. Bởi vậy khi còn thiếu về tài chính, kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ, nhiều bạn vẫn ảo tưởng cho rằng thành công sẽ mỉm cười với mình.

Những câu chuyện về mở quán cafe

Sau một thời gian ấp ủ ý tưởng cũng như dành dụm vốn, vay mượn gia đình thì Tuấn bắt đầu mở quán cà phê, đây cũng là mong ước của Tuấn từ khi còn là sinh viên. Nhưng chỉ khi thực sự kinh doanh thì rất nhiều vấn đề nảy sinh ngoài sự chuẩn bị. Rồi dần dần, chỉ sau chưa đến 3 tháng thì quán của Tuấn đóng cửa. Khi này Tuấn mới thực sự cảm thấy việc kinh doanh này khó hơn rất nhiều so với mình tưởng tượng.

Với số vốn không nhiều nên Tuấn rất cẩn thận trong việc chi tiêu vốn. Hằng ngày Tuấn phải chạy dọc theo các con đường để tìm địa điểm. Ngoài việc phải đi vào các nhà dân để hỏi thăm thì Tuấn còn chịu khó lên các trang rao vặt để tìm thêm. Tuy nhiên, do tìm thấy một mặt bằng có diện tích khá rộng rãi và lại giá thuê không cao, Tuấn đã đồng ý thuê lại mặt bằng này. Sau này nghĩ lại Tuấn mới nhận ra mình đã quá vội vàng khi thuê mặt bằng vì khu vực này hơi khuất, ít người qua lại và cũng xa các khu vực khác, nên hầu như rất ít người kinh doanh ở đây.

Tiếp đó, Tuấn dành phần lớn số vốn mình có cho việc thiết kế cho quán. Với phương châm là độc đáo để thu hút khách hàng. Khi bắt đầu kinh doanh, những ngày đầu doanh thu đa phần đến từ bạn bè của Tuấn đến ủng hộ. Nhưng dần dần rồi bạn bè cũng vắng dần. Doanh thu rớt không phanh. Tuấn thật sự thấy lo lắng. Vì trước khi kinh doanh cứ nghĩ là mở quán rồi sẽ có khách dần, doanh thu bù chi phí, ai ngờ.

Rồi các vấn đề thu chi,tiền nhà, chi phí vận hành. Tuấn mất hết phương hướng chỉ sau hơn một tháng. Cứ nghĩ là làm một quán có thiết kế đặc trưng để gây ấn tượng với khách hàng nhưng hiệu quả nhận lại không được bao nhiêu. Tuấn tìm đến vài anh chị từng mở quán xin lời khuyên nhưng không hiệu quả. Vốn cạn dần và cuối cùng thì Tuấn quyết định đóng cửa quán, chấp nhận chịu mất 2 tháng tiền đặt cọc cho nhà chủ.

Một câu chuyện khác là Kiên, cũng mở quán kinh doanh cà phê. Ban đầu Kiên thuê một mặt bằng nhỏ nhưng mặt tiền đường và khá đẹp. Quán nhanh chóng phát triển và có nguồn thu ổn định. Những sau đó vấn đề bắt đầu nảy sinh khi phía nhà chủ làm khó. Họ liên tục đòi tăng tiền nhà và sẵn sàng hủy hợp đồng. Vì vẫn muốn bám trụ kinh doanh nên Kiên đành chấp nhận làm hợp đồng mới. Nhưng sự việc vẫn tiếp diễn với chiều hướng bất lợi hơn cho Kiên, dẫn tới việc Kiên phải rút lui và chấp nhận khoản bồi thường hợp đồng.

Kinh doanh cafe, khó muôn đường

Kinh doanh cà phê là một lĩnh vực khá hot với nhiều bạn trẻ. Song việc kinh doanh nào cũng vậy, bạn phải chịu rất nhiều vấn đề phát sinh cũng như sự cạnh tranh từ các đối thủ. Nếu không có sự chuẩn bị cũng như khả năng tính toán và linh động tốt thì rất khó để bám trụ lại được.

Nếu bạn muốn mở quán kinh doanh thì bạn nên tập làm quen với việc tính toán các chi phí ngay từ trước. Từ việc giá thuê mặt bằng, thiết kế, chi phí vận hành hay thời gian hoàn vốn đầu tư ban đầu. Sau đó hãy mang bản tính chi phí này đến hỏi những người đang hoặc đã kinh doanh để nhờ họ xem và nhận xét. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Nôn nóng trong việc thuê mặt bằng cũng là một điều không nên. Các bạn thường chỉ đặt mục tiêu là thuê được mặt bằng ngay rồi triển khai kế hoạch. Tuy nhiên, chọn mặt bằng như chọn vợ vậy các bạn ạ. Phải biết mình cần những gì để có thể chọn được mặt bằng đáp ứng được những tiêu chí đó. Bạn nên ghi một danh sách những yêu cầu của bản thân về mặt bằng mà mình muốn nhắm tới rồi tìm đến những địa điểm phù hợp.

Một người bạn của tôi thường nói rằng, nhiều người mới kinh doanh thường chỉ nghĩ đến vị ngọt khi thành công nhưng lại ít khi nghĩ đến trái đắng lúc thất bại. Bởi vậy khi còn thiếu về tài chính, kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ, nhiều bạn vẫn ảo tưởng cho rằng thành công sẽ mỉm cười với mình. Đó là một suy nghĩ thiếu chín chắn.

Và khi còn thiếu những kinh nghiệm trên thì lời khuyên là bạn nên dành thời gian để học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như phát triển mối quan hệ. Với việc này thì bạn sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống kinh nghiệm và có sự chuẩn bị chu đáo cho các kế hoạch kinh doanh của mình trong tương lai.

Theo Lê Nhật Luân

Trí thức trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.854.988